Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra lấy ý kiến người dân. Các hành vi vi phạm và mức xử phạt trong dự thảo đã được xây dựng khá chi tiết và có tính răn đe cao.
Truyền bá thông tin, hình ảnh đồi truỵ … phạt 20 triệu đồng
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng (Dự thảo) dành toàn bộ nội dung Điều 10 cho những vi phạm các quy định về sử dụng Internet. Theo đó, hành vi sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng các dịch vụ Internet bị cấm theo quy định của pháp luật, hành vi truy cập nhiều lần vào trang thông tin điện tử có nội dung gây phương hại đến an ninh quốc gia, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 1-5 triệu đồng.
Đặc biệt mức phạt sẽ lên tới 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi truỵ hoặc các thông tin khác … mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc xoá bỏ thông tin, trục xuất (đối với người nước ngoài sử dụng Internet để truyền bá thông tin) là những hình thức xử phạt bổ sung của các mức phạt này.
Mở cửa phục vụ ngoài giờ, đại lý Internet bị phạt 2 triệu đồng
Đối với các đại lý Internet, nếu không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ bị xử phạt ở mức 3-5 trăm nghìn đồng. Bên cạnh đó, nếu không đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, hoạt động sai địa điểm đăng ký, mở cửa phục vụ khách hàng quá giờ quy định … sẽ bị phạt tới mức cao nhất là 5 triệu đồng (Điều 11 Dự thảo).
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kém chất lượng sẽ bị phạt
Toàn bộ Điều 12 Dự thảo là các mức phạt cho hành vi vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ. Theo đó, nếu chất lượng dịch vụ Internet được doanh nghiệp (DN) công bố trên trang tin điện tử của DN hoặc niêm yết tại các điểm giao dịch không đúng với Bản công bố chất lượng dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ đã gửi cơ quan quản lý nhà nước, sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Phạt 10-15 triệu đồng nếu DN không thực hiện việc kiểm tra hoặc tự giám sát chất lượng dịch vụ theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức phạt sẽ lên tới 70 triệu đồng nếu DN cung cấp dịch vụ Internet có chất lượng thấp hơn mức chất lượng dịch vụ đã công bố hoặc tự công bố. Đình chỉ vĩnh viễn hoặc tạm đình chỉ là 2 biện pháp khắc phục đối với các DN vi phạm.
Thanh tra viên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sách nhiễu
Nếu người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Truyền bá thông tin, hình ảnh đồi truỵ … phạt 20 triệu đồng
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng (Dự thảo) dành toàn bộ nội dung Điều 10 cho những vi phạm các quy định về sử dụng Internet. Theo đó, hành vi sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng các dịch vụ Internet bị cấm theo quy định của pháp luật, hành vi truy cập nhiều lần vào trang thông tin điện tử có nội dung gây phương hại đến an ninh quốc gia, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 1-5 triệu đồng.
Đặc biệt mức phạt sẽ lên tới 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi truỵ hoặc các thông tin khác … mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc xoá bỏ thông tin, trục xuất (đối với người nước ngoài sử dụng Internet để truyền bá thông tin) là những hình thức xử phạt bổ sung của các mức phạt này.
Mở cửa phục vụ ngoài giờ, đại lý Internet bị phạt 2 triệu đồng
Đối với các đại lý Internet, nếu không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ bị xử phạt ở mức 3-5 trăm nghìn đồng. Bên cạnh đó, nếu không đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, hoạt động sai địa điểm đăng ký, mở cửa phục vụ khách hàng quá giờ quy định … sẽ bị phạt tới mức cao nhất là 5 triệu đồng (Điều 11 Dự thảo).
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kém chất lượng sẽ bị phạt
Toàn bộ Điều 12 Dự thảo là các mức phạt cho hành vi vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ. Theo đó, nếu chất lượng dịch vụ Internet được doanh nghiệp (DN) công bố trên trang tin điện tử của DN hoặc niêm yết tại các điểm giao dịch không đúng với Bản công bố chất lượng dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ đã gửi cơ quan quản lý nhà nước, sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Phạt 10-15 triệu đồng nếu DN không thực hiện việc kiểm tra hoặc tự giám sát chất lượng dịch vụ theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức phạt sẽ lên tới 70 triệu đồng nếu DN cung cấp dịch vụ Internet có chất lượng thấp hơn mức chất lượng dịch vụ đã công bố hoặc tự công bố. Đình chỉ vĩnh viễn hoặc tạm đình chỉ là 2 biện pháp khắc phục đối với các DN vi phạm.
Thanh tra viên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sách nhiễu
Nếu người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.